Bảng Excel tính thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018

Excel tính thép dầm BTCT

Xin gửi các bạn bảng Excel tính toán cốt thép cho cấu kiện dầm BTCT theo cả 2 trường hợp đặt cốt đơn và đặt cốt kép theo tiêu chuẩn TCVN 5574-2018. Bảng tính này rất phù hợp cho các bạn đang làm công tác Tư vấn thiết kế hay Tư vấn thẩm tra. Các bạn sinh viên đang hoàn thành đồ án tốt nghiệp cũng có thể tham khảo. Bảng tính này mình cũng đang sử dụng hàng ngày trong công việc, đã được chấp nhận bởi nhiều đơn vị thẩm tra.

Bảng Excel tính thép dầm BTCT có giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng, chỉ cần nhập vào một vài giá trị là ok.

Bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018
Bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018

Bảng tính này sử dụng nội lực tính toán bởi phần mềm CSI ETABS

Bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018

Mình xin giới thiệu qua về quy trình tính toán với Bảng tính này:

1. Sheet – Data: thể hiện cường độ đặc trưng của vật liệu sử dụng: Bê tông và Cốt thép

Ở bên này các bạn cần chọn lại Cấp độ bền (hay Mác) của bê tông, Nhóm thép sao cho phù hợp với công trình của mình.

Chọn các giá trị trong cửa sổ mũi tên chỉ xuống:

Bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018
Bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018
2. Sheet – Tính nhanh chịu cắt: Tính toán sơ bộ cốt đai chịu cắt cho dầm theo trường hợp tải trọng tác dụng phân bố đều

Các bạn điền nội lực Lực cắt Q (Tương ứng với lực cắt V2 trong ETABS); đường kính, số nhánh cốt đai.

Bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018
3. Sheet – Tính Toán: Tính toán cốt thép dọc chịu lực cho dầm.

Giải thích một số ký hiệu trong bảng Excel tính thép dầm BTCT:

  • Tên cấu kiện: Tên của cấu kiện dầm BTCT đang được tính toán kiểm tra.
  • Vị trí mặt cắt: Ứng với các mặt cắt cần tính toán, kiểm tra của dầm.
Bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018
  • Nội lực M: Nội lực tính toán, đơn vị là KN/m (Tương ứng với mô men M3 trong ETABS).
Bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018

Bảng tính của mình dù chỉ nhập nội lực bằng tay nhưng mình dễ dàng xác định rõ vị trí xuất nội lực.

Cần kiểm tra chỗ nào là lấy luôn nội lực ở chỗ đó.

  • h, b: kích thước tiết diện dầm lần lượt là chiều cao và bề rộng dầm, đơn vị là cm.
  • a, a’: lớp bảo vệ cốt thép.
  • αm, ζ, ξ: hệ số, bảng tính tự tính toán.
  • Trường hợp tính toán: nếu αm < αR => tính toán theo trường hợp cốt đơn.

Nếu αm ≥ αR => tính toán theo trường hợp cốt kép

Thỏa mãn αm < 0.5

  • As,tt: Diện tích cốt thép yêu cầu, ứng với nội lực tính toán M.
  • As,tk: Diện tích cốt thép mà bạn bố trí làm sao để thỏa mãn As,tt. Yêu cầu As,tk ≥ As,tt.
  • As: Diện tích cốt thép vùng chịu kéo.
  • Asc: Diện tích cốt thép vùng chịu nén (tính với trường hợp đặt cốt kép).

Trên đây là bảng Excel tính toán thép dầm BTCT theo TCVN 5574-2018. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy comment ngay phía dưới cho mình biết nhé.

Chúc các bạn thành công và có một ngày làm việc thật hiệu quả!

Tôi là Nhật Nguyễn, một kỹ sư xây dựng. Nhưng thích tìm hiểu về mã nguồn lập trình web ☏.